Thứ năm , 25-05-2023

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Điện lạnh)
- Mã ngành: CK (7510201)
- Tổ hợp xét tuyển: A00, D01, C14, B00
- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh bậc Đại học: 110
1. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt (điện lạnh)
- Là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,..
- Vị trí việc làm khi tốt nghiệp:
+ Đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị nhiệt trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
+ Có thể thiết kế, giám sát thi công lắp đặt các hệ thống nhiệt từ dân dụng đến công nghiệp.
+ Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành kỹ thuật nhiệt; Có khả năng giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật nhiệt trong các trường cao đẳng và trung cấp
2. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô
- Là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở, đáp ứng được việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn
- Vị trí việc làm khi tốt nghiệp:
+ Đảm nhận các công việc sửa chữa, vận hành, bảo trì và các dịch vụ kỹ thuật ôtô và thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
+ Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành ô tô.
+ Cán bộ giảng dạy chuyên ngành ô tô trong các trường Đại học, Cao đẳng.
+ Chủ công ty, doanh nghiệp.
3. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành này phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí….
- Vị trí việc làm khi tốt nghiệp:
+ Chuyên gia tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo các chi tiết máy, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí, quản lý, tổ chức sản xuất trên các thiết bị tự động hóa trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
+ Chuyên viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị cơ khí.
+ Cán bộ giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường Đại học, Cao đẳng.
+ Chủ công ty, doanh nghiệp.
+ Thiết kế, lập trình, gia công các sản phẩm cơ khí trên máy CNC, tiện, Phay, Bào; thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí
4. Chuyên ngành công nghệ chế tạo máy
- Là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành này phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…..
- Vị trí việc làm khi tốt nghiệp:
+ Chuyên gia tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo các chi tiết máy, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí, quản lý, tổ chức sản xuất trên các thiết bị tự động hóa trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
+ Chuyên viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị cơ khí.
+ Cán bộ giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường Đại học, Cao đẳng.
+ Chủ công ty, doanh nghiệp.
5. Chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
- Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là sự kết hợp giữa các chuyên ngành điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử
- Vị trí việc làm khi tốt nghiệp:
+ Chuyên gia tư vấn, thiết kế, vận hành, quản lý nhóm, dự án tại các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Tự động hóa..., làm kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ khí, quản lý, tổ chức sản xuất trên các thiết bị tự động hóa trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
+ Chuyên viên kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị cơ khí.
+ Cán bộ giảng dạy chuyên ngành cơ khí trong các trường Đại học, Cao đẳng.