Thứ năm , 25-05-2023

GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ

Ngành Kinh tế hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành học này học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về ngành Kinh tế trường Đại học Thái Bình trong bài viết dưới đây nhé.
1. Trường Đại học Thái Bình đào tào Ngành Kinh tế với các chuyên ngành
1.1. Chuyên ngành Quản lý kinh tế
1.2. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
1.3. Chuyên ngành Kinh tế biển
1.4. Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
1.5. Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.6. Chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm
1.7. Chuyên ngành Kinh tế tài chính
Mã ngành: KTE (7310101)
Tổ hợp xét tuyển: A00, D01, C14, B00
Chỉ tiêu tuyển sinh bậc Đại học: 70
2. Mục tiêu
Đào tạo cử nhân Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; có khả năng vận dụng hiệu quả các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng ra quyết định quản lý phù hợp trong nền kinh tế thị trường, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế; có khả năng tự khởi sự kinh doanh; có năng lực tự nghiên cứu và tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
3. Cam kết với người học
Người học được đào tạo, rèn luyện, đánh giá chất lượng theo đúng chương trình đào tạo; Được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi nghiệp, kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế, thực tập tại DN trong và ngoài nước nhằm giúp người học có kiến thức thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ trong học tập, rèn luyện và trong các hoạt động cộng đồng, có thêm nguồn thu nhập để hỗ trợ học tập; Có nhiều cơ hội được nhận học bổng khuyến khích học tập hàng kỳ của nhà trường, khoa, doanh nghiệp; Được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
4. Cơ hội việc làm
Người học tốt nghiệp ngành Kinh tế có đầy đủ năng lực làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hoạt động kinh tế, cụ thể:
4.1. Tại các bộ phận thuộc cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến địa phương:
- Phòng Hành chính tổng hợp: Cán bộ, công chức phụ trách hoạch định, dự báo, phân tích, kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế; nghiên cứu, tham mưu, cố vấn về chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
- Phòng Quản lý dự án: Cán bộ tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo đơn vị về vấn đề liên quan đến việc quản lý quá trình thực hiện dự án.
- Phòng Kinh tế đối ngoại: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
- Phòng Tổ chức cán bộ: Cán bộ, công chức phụ trách việc tham mưu cho lãnh đạo quản lý đơn vị về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, vị trí việc làm, số lượng người làm việc, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, ... cho người lao động.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp: Cán bộ, công chức tham mưu ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, phương án phát triển hệ thống có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Trung tâm xúc tiến đầu tư: Cán bộ, viên chức tham mưu, tư vấn lãnh đạo Sở Công thương thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin kinh tế xã hội phục vụ chiến lược đầu tư của tỉnh, thực hiện tư vấn và cung cấp cá dịch vụ có liên quan về đầu tư cho các nhà đầu tư, ...
- Cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển: Cán bộ tham mưu cho lãnh đạo Sở Giao thông vận tải thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về vận tải đường thủy.
4.2. Tại các tập tập đoàn, công ty, doanh nghiệp:
- Phòng Kinh doanh: Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; nhân viên kinh doanh; trưởng phòng kinh doanh; giám sát kinh doanh; quản lý kinh doanh khu vực; quản lý kinh doanh vùng;
- Phòng Kế hoạch: Chuyên viên phân tích, tổng hợp và lập bản dự thảo kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với định hướng và chủ trương của doanh nghiệp theo từng thời kỳ;
- Phòng Nhân sự - Tổ chức hành chính: Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực; chuyên viên tuyển dụng; trưởng hoặc phó phòng nhân sự; giám đốc nhân sự; ...
- Phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển, cảng biển: Nhân viên hỗ trợ khách hàng trong việc xuất nhập hàng bằng đường biển, cung cấp các giải pháp vận tải với giá cước cạnh tranh, tối ưu thời gian vận chuyển, ...
- Phòng Bảo hiểm: Chuyên viên nghiên cứu nhu cầu của người dùng để tiến hành thiết kế các sản phẩm Bảo hiểm mới.
- Các phòng chức năng khác trong doanh nghiệp.
4.3. Tại các tổ chức phi chính phủ
Cán bộ, chuyên gia trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế.
4.4. Tại các cơ sở đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên trong các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu.
4.5. Tự khởi sự kinh doanh
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có khả năng thành lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, cung cấp và phát triển các sản phẩm, dịch vụ.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế
- Đủ điều kiện để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan
- Đủ khả năng học tập ở bậc học cao hơn (thạc sỹ, tiến sĩ) khối ngành Kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.